Hotline0342526666
Tư Vấn 24/24
Hỗ trợ khách hàng 24/7

Tuyển Dụng

Thursday, June 22, 2017

OTT là đối thủ nặng ký của các đài truyền hình

Theo các chuyên gia về truyền hình, phim truyền hình đang bị cạnh tranh bởi một đối thủ cực kỳ nặng ký là OTT, kể cả OTT chính thống và OTT lậu. Phim truyền hình mất dần người xem vì khán giả đang dịch chuyển sang xem nội dung trên Internet. Internet không chỉ làm sụt giảm số lượng người xem truyền hình mà còn làm sụt giảm đáng kể doanh thu quảng cáo của các đài truyền hình. Vì người dùng đã thay đổi hành vi xem và chọn lọc nội dung xem trên Internet, rào cản biên giới không còn với nhiều nội dung ngoại cung cấp xuyên biên giới, nên các doanh nghiệp cũng như các đài truyền hình buộc phải nhập cuộc chơi OTT.


Trên môi trường Internet, các đài truyền hình không chỉ cạnh tranh sòng phẳng, ngang bằng, không hề có bất cứ sự thiên vị nào đối với các ứng dụng OTT. Mà các đài truyền hình còn phải đối mặt với nạn vi phạm bản quyền các chương trình truyền hình ăn khách do chính các ứng dụng OTT vi phạm. Ví dụ, đối với vi phạm bản quyền các chương trình của VTV, sau khi VTV có văn bản đề nghị các đơn vị trong nước thực hiện đúng quy định về bản quyền thì các doanh nghiệp cung cấp OTT chính thống đã hạ các kênh và chương trình phát trực tiếp. Nhưng ứng dụng OTT lậu đang mọc ra như nấm, vi phạm bản quyền những chương trình truyền hình ăn khách của VTV và các đài truyền hình. Theo VTV Digital, trung bình mỗi tháng VTV Digital đã ngăn chặn và xử lý gần 500 trang Fanpage cá nhân và kênh YouTube vi phạm bản quyền các chương trình của VTV. Nhưng thực tế thì cứ chặn kênh này họ lại mọc ra các kênh mới và nạn vi phạm bản quyền tiếp tục tái diễn một cách công khai. Qua theo dõi 2 phim đang thu hút khán giả là Sống chung với mẹ chồng và Người phán xử trong mấy ngày qua thì vào giờ phát sóng hai bộ phim này, có hàng chục kênh YouTube phát trực tiếp hoặc tải nội dung phim phát lại. Họ tìm cách đánh lừa sự phát hiện của YouTube bằng cách bóp nhỏ hình ảnh màn hình, chèn thêm logo khác, bóp méo tiếng… Rất đơn giản, người dùng chỉ mất vài giây thao tác là có thể xem lại được hết các tập của hai bộ phim kể trên. Rất nhiều trang web hoặc kênh YouTube còn công khai tuyên bố: Phim được trực tiếp vào đúng giờ phát sóng. Bản đầy đủ HD sẽ được cập nhật sau đó vài giờ". Phim truyền hình, thể thao và gameshow là những chương trình bị vi phạm bản quyền nhiều nhất. Có tới hàng trăm trang web phim lậu đang khai thác triệt để nhiều bộ phim ăn khách của các đài truyền hình Việt Nam để kiếm tiền từ quảng cáo. Không ít trang web có tới 1 triệu lượt xem, hoặc có hàng trăm kênh YouTube và Fanpage có lượng người xem lên đến hàng chục triệu nhờ vào các chương trình vi phạm bản quyền.


Theo đại diện VTV Digital, nạn vi phạm bản quyền các chương trình của VTV tồn tại trên rất nhiều kênh YouTube và Facebook. Hàng ngày đội ngũ của VTV Digital thường xuyên rà soát, theo dõi và “đánh chặn” các tài khoản vi phạm bản quyền trên hai mạng xã hội này, số lượng kênh bị chặn rất nhiều, nhưng cũng không ngăn được nạn vi phạm bản quyền. Vì cứ chặn tài khoản này họ lại đổi ngay sang tài khoản khác, thậm chí nhiều tài khoản vi phạm bản quyền đã tìm cách “qua mặt” YouTube và Facebook bằng cách thu nhỏ hình ảnh, hoặc bóp méo tiếng đi một chút là YouTube không thể tự phát hiện ra hành vi vi phạm. Còn trên các trang phim lậu thì chưa có cách gì để xử lý được vì hầu hết họ đặt máy chủ ở nước ngoài và dùng tên miền quốc tế. Sắp tới VTV Digital sẽ tiếp tục làm việc với các đơn vị vi phạm bản quyền. Đối với các trang web vi phạm có máy chủ và tên miền ở nước ngoài, VTV Digital sẽ hợp tác với các công ty luật ở nước ngoài để thực hiện khiếu nại về vi phạm bản quyền. Gần đây nhất, VTVcab đã bị đối tác dừng bản quyền phát sóng hai giải đấu Cúp C1 và C3 do bị rất nhiều báo và trang tin điện tử vi phạm bản quyền, mặc dù trước đó VTVcab có rất nhiều nỗ lực trong cảnh báo và ngăn chặn. Theo giới chuyên môn, ở Việt Nam, việc ngăn chặn vấn đề xâm phạm bản quyền gặp khó khăn bởi rất nhiều yếu tố. Yếu tố thứ nhất là vướng mắc về khung pháp lý. Mặc dù khung pháp lý Việt Nam tiệm cận với quốc tế song nó chưa phải là phù hợp nhất. Yếu tố thứ hai là các cơ quan quản lý nhà nước phải có sự quan sát, hỗ trợ đối với các đơn vị sở hữu, đơn vị thu mua bản quyền. Yếu tố thứ ba là nhận thức. Nhận thức về bản quyền ở Việt Nam chưa cao. Nhiều đơn vị cắt ghép các đoạn clip không biết họ làm như vậy là sai luật, các đơn vị tái phát sóng không biết rằng truyền lên Internet là sai. Yếu tố cuối cùng vô cùng quan trọng đó là ý thức. Những năm trước, một số đơn vị có thể đổ tại vì VTV không tường thuật trực tiếp, tuy nhiên, năm nay VTV đã mua bản quyền Cúp C1 và C3, đã tường thuật trực tiếp các trận đấu. Do đó, khả năng tiếp cận với thông tin rất dễ dàng nhưng họ vẫn xâm phạm. 

Tổng đài liên hệ : (08)88001515
Tư vấn miễn phí : 0938573851