Hotline0342526666
Tư Vấn 24/24
Hỗ trợ khách hàng 24/7

Tuyển Dụng

Friday, June 16, 2017

Clip TV, FPT Play ngừng phát sóng nhiều kênh của VTV vì lý do bản quyền VTVcab

Sáng ngày 29/5/2017, cộng đồng sử dụng thiết bị Android TV Box đã xôn xao khi Clip TV và FPT Play cùng lúc tạm ngưng cung cấp tín hiệu kênh truyền hình các kênh của VTV (từ VTV2 đến VTV9). Hiện tại chỉ còn duy nhất 1 kênh truyền hình thiết yếu VTV1 là được phát sóng trên hai hệ thống này.


Trao đổi với VTVCab HCM , ông Phan Thanh Giản, CEO Clip TV cho biết, việc Clip TV ngừng phát sóng các kênh từ VTV2 đến VTV9 là do có vấn đề liên quan đến bản quyền phát sóng. Clip TV là đơn vị xác định nghiêm túc trong thực hiện bản quyền khi đã đầu tư rất nhiều tiền cho công nghệ và nội dung. Tuy nhiên việc thương thảo bản quyền còn gặp nhiều khó khăn và nhiều lý do khác nhau. Clip TV vẫn tiếp tục làm việc với VTV , VTVcab HCM để hy vọng được cung cấp các nội dung này phục vụ khách hàng Việt Nam một cách chính thống nhất.


Về phía FPT Play cũng thông báo tới khách hàng lý do việc tạm ngưng phát sóng các kênh truyền hình của VTV, VTVcab vì chưa đạt được thỏa thuận về bản quyền. FPT Play sẽ nỗ lực đàm phán để có thể sớm cung cấp các kênh trở lại.

Trong bản tin trên Chuyển động 24h mới đây, VTV, VTVcab đã phản ánh việc nhiều chương trình truyền hình của VTV , VTVCab bị vi phạm bản quyền trên Internet. Trong đó có rất nhiều doanh nghiệp có tên tuổi trong nước đã sử dụng hàng ngàn, thậm chí là hàng chục ngàn chương trình của VTV để cung cấp tới khách hàng nhưng không có thỏa thuận về bản quyền.



Cũng theo VTV, kết luận thanh tra của Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch cách đây 2 năm, Công ty Cổ phần Bạch Minh đã sử dụng trái phép gần 140 chương trình phát sóng thuộc quyền sở hữu của VTV. Thế nhưng, đó chỉ là một con số rất nhỏ ở thời điểm thanh tra. Theo thống kê, đơn vị này đã xâm phạm bản quyền hơn 2.300 chương trình của VTV, VTVcab .

Việc siết chặt bản quyền truyền hình, bóng đá, điện ảnh trên Internet là chủ đề nóng trên các diễn đàn truyền hình trong thời gian gần đây. Đặc biệt là khâu quản lý bản quyền trên Internet bằng cách nào đang đặt ra vấn đề rất lớn cho các đơn vị sản xuất nội dung truyền hình, nhất là khi VTVcab đã bị tước mất quyền phát sóng hai giải bóng đá hấp dẫn là Cúp C1 và Cúp C3, gây thiệt hại cho nhà đài hàng triệu USD.

VTV siết chặt bản quyền là việc nên làm và phải làm mạnh hơn nữa. Tuy nhiên, cũng có nhiều ý kiến cho rằng, truyền hình Internet (truyền hình OTT) là xu hướng không thể chối cãi trong tương lai khi mà thiết bị kết nối ngày càng nhiều và giá sẽ giảm dần, Internet tốc độ ngày càng cao, số lượng hộ gia đình sử dụng Smart TV đang dần thay thế cho các tivi truyền thống.

Các doanh nghiệp cung cấp ứng dụng OTT như Clip TV, FPT Play đều có nhu cầu được sử dụng nội dung có bản quyền để cung cấp cho người dùng. Nhưng hiện tại thì các nhà sản xuất nội dung truyền hình như VTV, SCTV, VTVcab cũng phát triển những ứng dụng OTT riêng và các đài muốn giữ bản quyền, không muốn chia sẻ nội dung để phục vụ cho mục đích kinh doanh của mình. Điều này dẫn đến tình trạng một số nhà cung cấp ứng dụng OTT trong nước dù rất nỗ lực nhưng không thể đạt được thỏa thuận sử dụng nội dung của một số đài truyền hình, trong đó có VTV.

“Việc phát triển ứng dụng OTT xuất phát từ nhu cầu người sử dụng, các doanh nghiệp chính thống rất muốn làm ăn nghiêm chỉnh, muốn có được bản quyền để cung cấp trên hạ tầng của mình nhưng cũng không làm được vì không đạt được thỏa thuận bản quyền với các đài trong nước. Hiện tại rất nhiều đài truyền hình lớn muốn giữ bản quyền của mình và đẩy lên YouTube để khai thác quảng cáo. Trong khi các nền tảng chính thống của Việt Nam lại không được phát sóng. Chúng tôi hy vọng VTV hỗ trợ và có chính sách cho các doanh nghiệp OTT trong nước phát triển”, ông Phan Thanh Giản đề nghị.

Chi tiết tại vtvcab-hcm.com  ....